Đơn hàng xuất khẩu lao động chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt Nhật Bản đều là 2 ngành hàng thuộc lĩnh vực công xưởng. Tuy nhiên, khác với ngành chế biến thực phẩm y tế thì 2 ngành hàng này ưu tiên tuyển thực tập sinh nam nhiều hơn. Dưới bài viết sau cùng TQC tìm hiểu về thông tin của 2 ngành hàng dưới đây.
Nội dung bài viết:
So sánh đơn hàng chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt tại Nhật Bản
Đi Nhật Bản làm việc đơn hàng chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt đang là sự lựa chọn tối ưu cho người lao động. Sau đây, là sự khác biệt của 2 đơn hàng giúp thực tập sinh có thêm kiến thức để lựa chọn.
Chế biến thực phẩm gia nhiệt
Công việc của ngành chế biến thực phẩm gia nhiệt là người lao động sẽ làm các công việc chủ yếu trên các thiết bị máy móc. Cụ thể như: quản lý máy trộn gia vị đầu vào, kiểm tra chất lượng hàng hóa đầu vào và đầu ra, quản lý dây chuyền sản xuất thực phẩm hoặc điều khiển máy cắt rong biển.
Với tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với máy móc nên các bạn nam sẽ phù hợp với ngành nghề này hơn. Đồng thời, yếu tố về thể lực sẽ quyết định đến hiệu suất công việc, do đó các doanh nghiệp tuyển dụng Nhật Bản sẽ ưu tiên tiếp nhận những thực tập sinh nam có điều kiện về sức khỏe tốt vào làm việc.
Chế biến thực phẩm không gia nhiệt
Ngược lại với ngành chế biến thực phẩm gia nhiệt thì với đơn hàng chế biến thực phẩm không gia nhiệt lại thiên về lao động chân tay nhiều hơn. Cụ thể công việc của người lao động là tẩm ướp gia vị, sơ chế hải sản, cắt khúc thực phẩm, gia công xử lý các loại thịt, đóng gói thực phẩm…
Môi trường làm việc của đơn hàng chế biến thực phẩm không gia nhiệt 100% hầu như là làm trong nhà xưởng với nhiệt độ mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy đơn hàng này phù hợp với nhiều bạn lao động nữ bởi vì công việc không quá nặng nhọc và cũng không yêu cầu kinh nghiệm hay trình độ tay nghề.
Mức thu nhập của đơn hàng chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt
Theo đánh giá chung của ngành chế biến thực phẩm tại Nhật Bản thì mức thu nhập của 2 đơn hàng chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt thuộc tầm trung tức là khoảng 33 triệu đến 35 triệu mỗi tháng. Ngoài ra, tùy theo từng tỉnh, thành phố mà người lao động đăng ký làm việc thì mức lương cơ bản sẽ có sự chênh lệch giữa các đơn hàng này.
Lý giải cho sự chênh lệch này bởi vì lương cơ bản của 2 đơn hàng này sẽ căn cứ theo mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, môi trường làm việc và mức lương tối thiểu. Do đó, cứ tỉnh nào ở Nhật Bản có tốc độ đô thị nhanh thì vùng, thành phố đó sẽ có mức lương cao hơn.
Tăng thu nhập bằng cách đăng ký làm thêm giờ
Nhật Bản là một đất nước có mức chi phí sống đắt đỏ, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Osaka, Tokyo…Vì vậy, với mức thu nhập khoảng 35 triệu mỗi tháng kèm theo các khoản chi trả như bảo hiểm, sinh hoạt phí, thuế thu nhập cá nhân…tính ra mỗi tháng bạn sẽ tiêu hết khoảng 12 đến 15 triệu cho chi phí.
Do đó, với những thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì nhiều bạn sẽ đăng ký đi làm thêm giờ, tăng ca hoặc làm part time ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng…để tăng thêm nguồn thu nhập. Với mức làm thêm giờ tối đa 4h/ngày và lương cơ bản tối thiểu sẽ được tăng 120% thì nếu thực tập sinh chăm chỉ sẽ có thêm từ 20 triệu đến 25 triệu hàng tháng.
Ngoài ra, khi người lao động sang Nhật Bản làm việc còn được hưởng các chế độ phúc lợi khá tốt như thời gian làm việc chỉ làm 5 ngày/tuần, làm giờ hành chính 8 tiếng, tham gia các chính sách bảo hiểm… theo chính phủ Nhật quy định đối với toàn lao động là người bản địa hay ngoại quốc.
Nếu bạn đang cần tìm hiểu về lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc chi tiết hơn về ngành chế biến thực phẩm gia nhiệt và không gia nhiệt. Hãy liên lạc với TQC để được tư vấn hỗ trợ và giúp bạn có những đơn hàng chất lượng với mức chi phí thấp nhất.
Xem các đơn hàng khác