Visa thực tập sinh và Visa đặc định lao động Nhật Bản có điểm gì khác biệt? 

Đối tượng tham gia của 2 loại visa này bao gồm những ai.

Thông thường người lao động sang Nhật Bản với visa thực tập sinh chỉ có thời gian lưu trú từ 1-5 năm và trở về nước. Vì vậy, để giải quyết những khó khăn và kiểm soát tối đa tình hình thiếu nhân lực chính phủ Nhật Bản đã đưa ra thêm một hình thức lưu trú mới với tên gọi là Visa đặc định lao động Nhật Bản nhằm giúp người lao động có thời gian lưu trú lâu hơn và thậm chí có thể bảo lãnh người thân sang sống cùng.

Visa đặc định lao động Nhật Bản giúp người lao động có thời gian lưu trú lâu hơn
Visa đặc định lao động Nhật Bản giúp người lao động có thời gian lưu trú lâu hơn

Mục đích của 2 loại Visa

Điểm chung của 2 loại visa này là đều cần thiết cho quá trình xuất nhập cảnh cho người nước ngoài sang Nhật Bản làm việc để thay đổi môi trường và cơ hội thu nhập. Tuy nhiên, để phân tích thực tế thì mỗi loại hình có mục đích rõ ràng khác nhau.

Cả 2 loại Visa đều mang lại thu nhập cao cho người lao động
Cả 2 loại Visa đều mang lại thu nhập cao cho người lao động

Mục đích chính của visa thực tập sinh kỹ năng là tăng cường hợp tác hữu nghị giữa 2 nước, nghĩa là các thực tập sinh sẽ sang Nhật và làm việc với mục đích là học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiên tiến của Nhật để sau này về nước áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam giúp phát triển đất nước. Do đó, visa thực tập sinh vốn bản chất không được coi là hình thức tuyển người đi xuất khẩu lao động để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực cho các công ty Nhật.

Phù hợp với nhiều đối tượng
Tùy theo điều kiện và mong muốn người lao động chuyển đổi các loại visa

Tuy nhiên, theo tổ chức hợp tác tu nghiệp JITCO thì gần 66% các doanh nghiệp tiếp nhận visa thực tập sinh nước ngoài đều với quy mô nhỏ. Nên trên thực tế, chế độ thực tập sinh Nhật Bản đang được sử dụng để giải quyết nguồn lao động đang bị thiếu hụt ở đất nước Mặt Trời mọc so với ý nghĩa ban đầu thực tập sinh của chúng.

Ngược lại, Visa đặc định lao động Nhật Bản có mục đích ban đầu quá rõ ràng đó là giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước của họ. Có nghĩa đây là mục đích vì lợi ích và nền kinh tế của quốc gia này mà thôi.

Quốc tịch người xin của từng loại Visa

Hiện nay chính phủ Nhật Bản mới chỉ ký hiệp định và tiếp nhận thực tập sinh từ 15 nước bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Uzbekistan, Philippin, Mông Cổ, Indonesia,  Myanmar, Nepal, Bangladesh, Campuchia, Peru, Trung Quốc, Sri Lanka, Lào và Việt Nam.

Trong khi đó với visa kỹ năng đặc định các doanh nghiệp có thể tiếp nhận người lao động từ bất cứ nước nào, tuy nhiên để được cấp visa đặc định loại 1 thì bạn cần vượt qua kỳ thi đánh giá tay nghề và trình độ cơ bản tiếng Nhật theo quy định của chính phủ Nhật Bản. Mặc dù vậy hiện nay kỳ thi này mới được tổ chức tại 8 nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Việt Nam và 2 nước nữa vì vậy lượng lao động đến Nhật theo visa kỹ năng đặc định là từ các nước trên.

Đối tượng tham gia của 2 loại visa này bao gồm những ai.
Đối tượng tham gia của 2 loại visa này bao gồm những ai.

Và đối với các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái, Việt Nam, Philipin, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Brazil sẽ được chính phủ Nhật Bản đặc biệt việc xét duyệt visa đối với người lao động đến từ các nước này. Bởi, theo số liệu công bố của Bộ Tư Pháp thì các nước này có tỷ lệ trốn ra ngoài cao cũng sẽ được xét duyệt nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn.

Các bên liên quan, chịu trách nhiệm với người xin visa

Bản chất của Visa đặc định Nhật Bản theo như tên gọi vì vậy các bên liên quan chỉ bao gồm 2 bên là người lao động và công ty sử dụng lao động có ký kết hợp đồng với nhau. Và để hỗ trợ người lao động có thể dễ dàng trao đổi công việc thì các công ty này có thể tự làm hoặc sẽ sử dụng dịch vụ kết nối của các cơ quan hỗ trợ.

TQC - đơn vị cầu nối giữa nguồn lao động Việt Nam với thị trường việc làm tại  Nhật.
TQC – đơn vị cầu nối giữa nguồn lao động Việt Nam với thị trường việc làm tại  Nhật.

Và hiện nay, chế độ thực tập sinh lại rất phức tạp với con số tham gia lên tới con số 5 vì vậy đa số các nghiệp đoàn Nhật Bản sẽ ký hợp đồng với các công ty môi giới xuất khẩu lao động tại quốc gia nước ngoài có nguồn lao động theo quy định cho phép. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của các doanh nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh và bản thân tu nghiệp sinh, việc xin visa cho tu nghiệp sinh cũng do các nghiệp đoàn Nhật Bản làm.

Như vậy, Visa đặc định lao động Nhật Bản là chương trình mà quốc gia này mở ra cơ hội cho người lao động sang Nhật làm việc và thực tập sinh tiếp tục được làm việc với đãi ngộ tốt hơn. Và, nếu bạn muốn được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn về loại Visa này hãy liên hệ đến TQC – đơn vị cầu nối giữa nguồn lao động Việt Nam với thị trường việc làm tại  Nhật.

Xem các đơn hàng khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0243 756 7666