Xuất khẩu lao động Nhật và những công việc “dễ thở” nhất

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành dễ thở khi xuất khẩu lao động tại Nhật

Xuất khẩu lao động không còn xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt những năm gần đây, xuất khẩu lao động Nhật lại được chú ý hơn cả. Vậy khi bước chân đến đất nước mặt trời mọc này nên lựa chọn ngành nghề nào nhẹ nhàng, “dễ thở”? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho vấn đề này.

XKLĐ ngành nông nghiệp

Tại Nhật Bản, nông nghiệp là một trong số các ngành nghề rất có tiềm năng, tương đối nhẹ nhàng nhưng lại thiếu nguồn nhân lực. Chính vì vậy, lựa chọn xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp tại đây quả là một sự lựa chọn không tồi. Từ lâu, khi nhắc đến ngành nghề nông nghiệp tại Việt Nam, chúng ta đã quá quen với công việc đồng áng vất vả, cực nhọc. Thế nhưng tại Nhật Bản, ngành nghề này được hỗ trợ các trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại nên không hề vất vả như chúng ta vẫn nghĩ. Ngoài ra, người lao động tại Nhật còn được trả mức lương tương đối cao khi làm các công việc liên quan đến nông nghiệp và hưởng các chính sách an toàn lao động, sử dụng đồ bảo hộ,… 

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành dễ thở khi xuất khẩu lao động tại Nhật
Ngành nông nghiệp là một trong những ngành dễ thở khi xuất khẩu lao động tại Nhật

XKLĐ ngành chế biến thực phẩm

Trong top các ngành nghề dễ thở khi xuất khẩu lao động tại Nhật không thể không nhắc đến ngành chế biến thực phẩm. Như chúng ta đã biết, Nhật Bản là thị trường cung cấp số lượng thuỷ hải sản khá lớn, do vậy nhu cầu tuyển dụng nhân viên trong các dây chuyền chế biến cũng tương đối nhiều. Tuy công việc này có chút gò bó, đòi hỏi nguồn nhân lực linh hoạt, nhanh tay nhanh mắt nhưng cũng có một ưu điểm đó là không cần trình độ và yêu cầu quá cao. Mặt khác, nguồn nhân lực của Việt Nam tương đối nhạy bén, chăm chỉ chắc chắn sẽ không làm khó được ngành nghề này. 

Công nghiệp chế biến vô cùng phát triển tại Nhật Bản
Công nghiệp chế biến vô cùng phát triển tại Nhật Bản

XKLĐ ngành điều dưỡng, hộ lý

Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn cả. Vì vậy, nếu bạn là người có trình độ, hiểu biết về ngành điều dưỡng – hộ lý thì đây chắc chắn sẽ là một lựa chọn phù hợp. Với những bất cập về vấn đề dân số tại Nhật Bản đang có xu hướng già hoá, lượng người già tại đây tăng cao đáng kể trong 10 năm gần đây, có thể ước tính con số lên tới 600000 người. Đây cũng là lý do khiến ngành điều dưỡng hộ lý có cơ hội góp mặt trong top 4 ngành nghề “dễ thở” nhất khi đi lao động xuất khẩu. Do vậy, khi làm việc trong ngành nghề điều dưỡng hộ lý, bạn sẽ được trả một khoản tiền tương đối cao cùng các chính sách phúc lợi xã hội khác. 

XKLĐ ngành dệt may

Mặc dù không nổi trội như hai ngành nghề kể trên, thế nhưng xuất khẩu lao động ngành dệt may cũng thuộc top 4 ngành nghề dễ thở tại Nhật Bản. Có thể nói, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực dệt may tại Nhật Bản đang thiếu hụt, đặc biệt là lao động nữ. Đối với nữ giới không khó để tìm kiếm được công việc ngành dệt may với mức lương ổn định và điều kiện làm việc đảm bảo. Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và cẩn thận trong quá trình làm việc, đồng thời cũng phải đáp ứng chỉ tiêu trong thời gian quy định. Tuy ngành dệt may có thể xem là “dễ thở” nhưng cũng là một vấn đề đối với những ai không thích hợp với ngành nghề này. Tại Việt Nam, ngành dệt nay cũng tương đối phổ biến và phát triển, do vậy nguồn nhân công lao động xuất khẩu Việt Nam tại xứ sở hoa anh đào nhất định sẽ đáp ứng được các tiêu chí chọn lựa của thị trường Nhật Bản.

Ngành dệt may là ngành được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn
Ngành dệt may là ngành được nhiều lao động Việt Nam lựa chọn

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn cũng biết những thông tin cơ bản, cần thiết về các ngành nghề “dễ thở” nhất khi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hi vọng các bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân để nâng cao, cải thiện đời sống của mình hơn.

Xem các đơn hàng khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0243 756 7666