Chính phủ Nhật Bản cho ra lò loại hình visa mới là visa kỹ năng đặc định nhằm cho phép các các lao động có tay nghề được ở lại Nhật Bản lâu hơn và có khả năng được vĩnh trú tại Nhật. Để giúp người lao động hiểu hơn sự khác biệt visa kỹ năng đặc định và visa kỹ năng thực tập sinh Nhật Bản TQC đưa ra một số so sánh dưới đây.
Nội dung bài viết:
Tư cách lưu trú của 2 loại visa
Đối với visa thực tập sinh thì người lao động sang Nhật với tư cách đi học tập để nâng cao tay nghề, kỹ thuật tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Việc đi du học này nhằm mục đích quốc tế mang kiến thức người lao động được học mang về phục vụ cho nước nhà.
Đối với visa kỹ năng đặc định người lao động sang với tư cách đi xuất khẩu lao động. Và việc đi này có thời hạn nhằm phục vụ mục đích là công nhân làm cho các nhà máy, công ty tại Nhật Bản.
Đối tượng xét duyệt của từng loại Visa
Theo tính chất đặc thù thì đối tượng được xét duyệt của visa thực tập sinh áp dụng cho lao động có bằng tốt nghiệp từ cấp 2 trở lên. Còn đối với visa kỹ năng đặc định thì lại được chia thành 2 nhóm đối tượng:
- Áp dụng với đối tượng các thực tập sinh đã hoàn thành chương trình 1 năm đến 3 năm trở về nước.
- Các đối tượng người Việt Nam chưa từng sang nước ngoài nhưng lại có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn trong ngành nghề tuyển dụng và kỹ năng nói tiếng Nhật nhất định.
Thời gian lưu trú đảm bảo để được xét duyệt
Đối với visa thực tập sinh thời gian lưu trú để đảm bảo được xét duyệt là từ 1-3 năm. Và đối với visa kỹ năng đặc định thì thời hạn hợp đồng sẽ là 5 năm.
Vì vậy, với việc được lưu trú tại Nhật Bản lâu hơn sẽ giúp cho người lao động có nhiều cơ hội hơn trong thu nhập. Thậm chí là còn đưa được gia đình qua Nhật sinh sống avf làm việc.
Điều kiện làm việc
Về điều kiện làm việc visa thực tập sinh không yêu cầu kinh nghiệm và trình độ tiếng Nhật ở bằng cơ bản trước khi tham gia chương trình. Còn đối với visa kỹ năng đặc định thì người lao động cần đạt 2 yêu cầu dưới đây:
- Người lao động cần có năng lực, kinh nghiệm và trình độ tiếng Nhật ở cấp bậc cao hơn chương trình thực tập sinh.
- Vượt qua các kỳ thi đánh giá kỹ năng và khả năng nói tiếng Nhật theo từng ngành nghề mà người lao động tiếp nhận.
Sự khác biệt về mức lương của TTS và Visa đặc định
Mức thu nhập là điểm thu hút người lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên sự khác biệt rõ ràng ở đây là Visa thực tập sinh chỉ có mức lương trong khoảng giới hạn hợp đồng lao động. Còn với visa kỹ năng đặc định thì người lao động sẽ có cơ hội tiền lương cao hơn thậm chí tương đương với người Nhật trong cùng 1 ngành nghề nào đó.
Vì vậy, việc chính phủ Nhật Bản ban hành ra loại visa mới này cũng đánh trọng tâm vào mức thu nhập cho lao động, nhằm giữ người lao động nước ngoài ở lại làm việc lâu dài tại quốc gia này.
Cơ chế chuyển việc
Nhiều người khi tìm hiểu về 2 loại visa này đều băn khoăn, nếu bản thân không phù hợp với công việc này thì có thể chuyển được sang công ty khác được hay không. Và với visa thực tập sinh thì câu trả lời là rất khó để bạn chuyển được việc với loại visa này.
Việc chuyển việc chỉ xảy ra khi công ty người lao động làm việc bị phá sản không đủ năng lực để nhận thực tập sinh hay những hành động xâm phạm ngược đãi lao động… Còn nếu bạn sử dụng visa thực tập sinh thì việc chuyển việc dễ dàng hơn.
Chế độ bảo lãnh
Với visa thực tập sinh thì người lao động chỉ có thể ở Nhật Bản từ 1-3 năm và không được phép bảo lãnh người thân sang Nhật. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản ban hành loại visa kỹ năng đặc định ở 2 chương trình nhằm mang lại cơ hội rộng mở cho người lao động
Chương trình visa kỹ năng đặc định loại 1 lao động không được bảo lãnh người thân sang Nhật trong thời hạn là 5 năm. Còn đối với visa kỹ năng loại 2 thì khi hoàn thành chương trình visa đặc định loại 1 đồng thời người lao động thi tay nghề và được cấp visa thì người lao động có thể xin vĩnh trú ở lại Nhật sau 5 năm và có thể bảo lãnh được người thân ở Việt Nam sang sinh sống và làm việc tại Nhật.
Cơ hội được làm việc lâu dài
Mục đích sang Nhật Bản phần đa chủ yếu của người lao động là thay đổi cơ hội thu nhập. Tuy nhiên, với visa thực tập sinh tham gia xuất khẩu lao động 1 năm thì chỉ có thể làm việc tại Nhật 1 năm, còn thực tập sinh đi đơn hàng 3 năm có thể gia hạn lên 5 năm nếu thi đỗ kỳ thi tay nghề và được các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp nhận.
Với visa kỹ năng đặc định loại 1 sau 5 năm lao động khi thi đậu kỳ thi bắt buộc sẽ được tham gia chương trình visa đặc định 2 để gia hạn tiếp và khi kết quả đạt sẽ được phép vĩnh trú đồng thời đưa người thân sang sinh sống. Tuy nhiên, việc này sẽ phải phụ thuộc theo nhóm ngành nghề được phép quy định đối với từng loại visa này.
Thời gian hiệu lực của Visa
Visa thực tập sinh là chương trình cơ bản trong các đơn hàng xuất khẩu lao động nước ngoài. Và khi chính phủ Nhật Bản nhận thấy thiếu hụt nguồn lao động đồng thời mở cửa thêm chương trình visa kỹ năng đặc định vào tháng 4/2019 giúp người lao động có nhiều sự lựa chọn và thu hút thêm nguồn nhân lực về quốc gia này.
Trên đây là 10 ý chính về sự khác biệt visa kỹ năng đặc định và visa thực tập sinh mà TQC giúp bạn đọc tham khảo. Đồng thời, nếu bạn quan tâm chi tiết và muốn được tư vấn thêm về các loại visa đặc định cũng như thông tin về tình hình lao động thị trường Nhật Bản hiện nay thì hãy liên hệ với TQC để các chuyên gia tư vấn của công ty hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng nhất.
Xem các đơn hàng khác