Những điều cần biết về xuất khẩu lao động (p4)

Nội dung bài viết:

Những thắc mắc về xuất khẩu lao động

1. Tốt nghiệp cấp 2 có được đi xuất khẩu lao động không?

Số lượng đơn hàng yêu cầu trình độ học vấn cấp 2 rất ít. Hầu hết là các đơn hàng may mặc, xây dựng. Tuy nhiên, các đơn hàng này yêu cầu người lao động phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển.

2. Những đơn hàng xuất khẩu lao động nào dành cho Nam và Nữ?

Từ năm 2018 Nhật Bản chính thức nới rộng từ 66 lên 77 ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài.

Dành cho Nam

  • Cơ khí (Hàn, Tiện, Phay, Bào, Dập, Sơn, Đúc, Khuôn mẫu,…)

  • Xây dựng (Lắp đặt cốt thép, Giàn giáo, cốp pha, Trang trí nội thất

  • Nông nghiệp

  • Điện tử

  • Kiểm tra sản phẩm (Sản phẩm cơ khí, Ép nhựa)

  • Chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản

Dành cho Nữ

  • Lắp ráp điện tử

  • In ấn

  • Đóng gói công nghiệp

  • Đúc đồ nhựa

  • Làm thùng carton

  • Thực phẩm

  • Nông nghiệp

  • Thủy sản

  • Cắt tỉa rau củ

  • Trang trí món ăn

  • Trồng nấm

  • May mặc,…

3. Lương tháng khi đi XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu?

Mức lương cơ bản mà người lao động nhận được thường từ 25 – 30 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản, chưa trừ ăn uống, chưa tính việc làm thêm (tăng ca). Sau khi trừ các khoản chi phí ăn, ở, sinh hoạt, bảo hiểm, số tiền tích lũy đạt từ 16 – 20 triệu đồng/tháng.

4. Xăm hình (xăm mình) có đi làm việc tại Nhật Bản được không?

Тhео quу định сhứng nhận ѕứс khỏе dành cho lao động đі làm việc ở nướс ngоàі, khi có hình xăm trên cơ thể (dù có kích thước nhỏ hay tại vùng kín), bạn cũng không thể tham gia chương trình.

5. Là người dân tộc thiểu số thì có tham gia chương trình sang Nhật làm việc được không?

Có quốc tịch Việt Nam thì bạn có thể tham gia chương trình Thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản. Ngoài ra, nếu thuộc các đối tượng: thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất, thân nhân của người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, thủ tục, học bổng.

6. Nam có thể tham gia chương trình Thực tập sinh ngành Nông nghiệp được không?

Thời gian gần đây, nông nghiệp là một trong những ngành nghề tuyển Thực tập sinh khá nhiều tại Nhật Bản. Thực tập sinh sẽ đảm nhận vị trí công việc: trồng trọt, thu hoạch, phân loại, đóng gói,… Do tính đặc thù của ngành, thời gian làm việc ở các trang trại, nông trường thường bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào chiều tối nên đơn tuyển này thường tuyển dụng ứng viên NỮ và chỉ tuyển NAM đối với các công việc cần sức khỏe nhiều hơn.

7. Chưa biết tiếng Nhật thì có tham gia chương trình Thực tập sinh được không? Thời gian học bao lâu?

Đa số các ứng viên trước khi tham gia chương trình đều chưa biết tiếng Nhật. Khi đăng ký tham gia, bạn sẽ được đào tạo tiếng Nhật. Ngoài ra còn được đào tạo thêm về các kỹ năng cần thiết khác như: kỹ năng và phong cách làm việc Nhật Bản, kỹ năng làm việc hiệu quả, kỹ năng phát triển bản thân,… trước khi phỏng vấn.

Tổng thời gian đào tạo từ lúc nhập học đến lúc xuất cảnh là 7 ~ 12 tháng (trong đó: sau 1 ~ 3 tháng nhập học các bạn sẽ được tiến cử phỏng vấn, nếu đậu phỏng vấn thì cần đào tạo nâng cao từ 4 ~ 7 tháng nữa. Như vậy, tổng thời gian sớm nhất để đi Nhật là 7 tháng kể từ lúc nhập học). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, thời gian học càng lâu thì khả năng tiếng Nhật, ý thức tác phong, kế hoạch phát triển sự nghiệp tương lai vững vàng hơn, sẽ tốt hơn cho giao tiếp cũng như công việc của bạn sau khi sang Nhật.

8. Có giấy gọi nhập ngũ có được tham gia chương trình xuất khẩu lao động không?

Theo qui định, tất cả các nam công dân Việt Nam phải tham gia nghĩa vụ quân sự nếu có giấy gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, tại một số địa phương hiện nay những người lao động đang tham gia chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được “ưu tiên” hoãn nghĩa vụ quân sự.

trong trường hợp bạn đang tham gia chương trình của TQCHR mà có giấy gọi nhập ngũ thì công ty sẽ cung cấp cho bạn các loại giấy tờ chứng thực việc bạn đang được đào tạo và tham gia chương trình làm việc tại Nhật Bản ở công ty để bạn trình bày với địa phương. Trong trường hợp bạn vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự thì TQCHR sẽ hoàn lại một phần số tiền mà bạn đã đóng trước đó cho công ty.

9. Đã lập gia đình, có con có đi xuất khẩu lao động được không?

Việc lập gia đình hay có con không ảnh hưởng đến việc đăng ký xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy vào đơn hàng mà người lao động có thể chọn lựa phù hợp với hoàn cảnh bản thân. Nhưng việc có gia đình hoặc đã có con sẽ có phần tác động vào kết quả đánh giá của nhà tuyển dụng Nhật Bản, quan trọng bạn phải có quyết tâm, thể hiện mong muốn được làm việc và đảm bảo quá trình làm việc tại Nhật diễn ra thuận lợi, cam kết về chất lượng làm việc 3 năm tại Nhật.

10. Bí quyết để phỏng vấn đi Nhật thành công

Hầu hết tất cả các nhà tuyển dụng đều mong muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù kinh nghiệm và chuyên môn là điều quan trọng nhưng khi phỏng vấn những nhà tuyển dụng đều quan tâm đến việc ứng viên có ý thức, sự tự tin, trách nhiệm trong công việc là yếu tố quyết định.

Do đó, bí quyết để phỏng vấn thành công là bạn phải thể hiện được sự khỏe mạnh, sự tự tin, trình bày được mục tiêu trong công việc rõ ràng, có ý chí vươn lên.

Đặc biệt, việc tìm hiểu kỹ về công ty và ngành nghề bạn phỏng vấn cũng là một cách thể hiện sự quan tâm và mong muốn làm việc để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Xem thêm tại đây

11. Đi xuất khẩu lao động (Thực tập sinh) tại Nhật được bảo lãnh người thân không?

Với visa Thực tập sinh, bạn không thể bảo lãnh vợ/chồng và con sang Nhật sống cùng được, bởi vì Visa thực tập sinh được chính phủ Nhật cấp phép tuyển dụng các lao động nước ngoài sang làm việc theo diện lao động phổ thông. Tức là mục đích của các bạn thực tập sinh là học hỏi kiến thức – kỹ thuật – kỹ năng càng nhanh càng tốt, chứ không phải là lao động để kiếm thu nhập, nên việc cho phép đón người thân sang sẽ làm chậm tiến độ của việc tiếp thu kiến thức và cũng trái với ý nghĩa ban đầu của chương trình.

12. Khi đi lao động Nhật Bản cần mang theo những gì?

– Giấy tờ cá nhân

– Tiền

– Hành lý

– Đồ dùng cá nhân

– Thức ăn

– Sổ ghi chú

– Sách vở, dụng cụ học tập

– Ảnh thẻ

– Quà tặng

– Tinh thần

Xem chi tiết bài viết

13. Những điều cần chú ý khi sống và làm việc tại Nhật

  • Luôn mang theo giấy tờ tùy thân quan trọng như: Thẻ cư trú; Bản sao hộ chiếu; Sổ ghi địa chỉ và điện thoại liên hệ cần thiết như: thông tin công ty tiếp nhận, thông tin công ty Việt Nam phái cử bạn đi làm việc,…

  • Làm đúng công việc theo thoả thuận trong hợp đồng ký với doanh nghiệp.

  • Tuân thủ các điều kiện và nội quy nơi làm việc.

  • Không tự ý và cũng không nghe theo lời dụ dỗ rời bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động đã ký.

  • Từ chối làm những công việc ngoài giấy phép, ngoài hợp đồng. Vì khi cảnh sát phát hiện bạn làm việc ngoài phạm vi hợp đồng thì bạn sẽ bị phạt, bắt giữ và bị trục xuất về nước.

  • Khi có tranh chấp về quan hệ lao động với người sử dụng lao động hoặc bị xâm hại danh dự, nhân phẩm, thân thể phải thông báo ngay cho doanh nghiệp đưa đi và Cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật để được hỗ trợ kịp thời.

  • Tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của Nhật Bản.

  • Về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng thời gian quy định của pháp luật Nhật Bản.

  • Giữ gìn đạo đức, danh dự của người lao động Việt Nam.

  • Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghề nghiệp, hiểu biết văn hóa của người dân bản địa.

  • Học hỏi và rèn luyện tiếng Nhật để giao tiếp với nguời sử dụng lao động và những người xung quanh.

  • Chú ý đến an toàn lao động, phòng tránh tai nạn lao động.

  • Hãy thận trọng khi ký, điểm chỉ vào những giấy tờ mà bạn không nắm được nội dung.

  • Giữ lại một số tiền cần thiết để tiêu dùng khi khẩn cấp.

  • Nếu gặp rủi ro, bạn cần tìm tới sự trợ giúp của: Đại diện doanh nghiệp đã ký hợp đồng với bạn; Đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại; Cơ quan phái cử bạn sang Nhật; người thân,… để được hỗ trợ kịp thời.

14. Muốn quay lại Nhật lần 2 sau khi về nước có được không?

Người lao động có thể quay lại Nhật lần 2 nếu đạt 02 yêu cầu cơ bản gồm: Thi đậu kỳ thi tay nghề tại Nhật và Được công ty tiếp nhận tiếp tục tuyển dụng làm việc.

Ngoài ra còn một số điều kiện khác như: Thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn, có chứng nhận của Jitco; Không vi phạm luật pháp Nhật Bản, không nợ tiền điện thoại, mua đồ trả góp,…; Chỉ được quay lại Nhật làm đúng công việc trong visa được cấp trước đó; Chỉ áp dụng đối với thực tập sinh đơn hàng 3 năm, đơn hàng 1 năm không được phép quay lại; Thời gian về Việt Nam không có tiền án tiền sự.

Ngoài ra, còn có thể quay lại ở diện khác:

  • Diện Kỹ sư: Nếu Thực tập sinh trước khi đi Nhật đã có bằng Đại học Kỹ sư (có khai bằng) có thể tiếp tục tham gia chương trình ở dạng Kỹ sư. Tuy nhiên, thời hạn về nước phải từ 6 tháng – 1 năm và có trình độ tiếng Nhật N3 trở lên mới có thể đi Nhật lần 2.

  • Diện du học: Ở diện này, Thực tập sinh được phép quay lại Nhật sau khi trở về nước tối thiểu 12 tháng, có trình độ tiếng Nhật tương đương N3. Ở diện này, người tham gia chủ yếu là đi học và tự túc các chi phí.

15. Bị hủy tư cách Thực tập sinh trong trường hợp nào?

Việc bị hủy tư cách Thực tập sinh có thể phát sinh từ phía Thực tập sinh hoặc phía công ty tuyển dụng.

Đối với Thực tập sinh:

  • Mắc phải một số bệnh rơi vào nhóm 13 bệnh cấm xuất cảnh (xem ở đây) trong thời gian học và đợi xuất cảnh.

  • Học viên nữ mang thai trong quá trình đợi xuất cảnh.

  • Không có ý thức rèn luyện và học tập. Có những hành vi xấu như trộm cắp, sử dụng chất kích thích,…

  • Tự hủy đơn hàng do các yếu tố khác.

Đối với công ty tuyển dụng:

Công ty không đủ khả năng tiếp nhận Thực tập sinh.

16. Về nước trước hạn, phải làm gì?

Một vài trường hợp Thực tập sinh trong quá trình làm việc phải trở về nước sớm hơn dự kiến vì vi phạm hợp đồng lao động, vi phạm pháp luật tại Nhật Bản hoặc những lý do cá nhân và phát sinh khác,… thì tùy theo mức độ sẽ có phương án xử lý phù hợp. Tuy nhiên việc này có thể dẫn đến việc Thực tập sinh phải chịu trách nhiệm trả các chi phí đền bù hợp đồng và sẽ bị lưu tên vào danh sách hạn chế nhập cảnh của cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, điều này sẽ rất khó cho bạn nếu muốn được quay lại Nhật vào những lần sau.

Do đó, hãy cố gắng làm việc và chấp hành thật tốt các điều khoản đã ký trong hợp đồng để có thể hoàn thành tốt thời gian làm việc trở về nước nhé!

17. Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản nào uy tín?

  • Có văn phòng, địa chỉ, thông tin công ty,… rõ ràng.

  • Có cơ sở đào tạo bài bản.

  • Có văn phòng hỗ trợ Thực tập sinh tại Nhật Bản.

  • Không cò mồi môi giới bất hợp pháp.

  • Có chi phí công khai và minh bạch.

Sau khi có đầy đủ thông tin, bạn hãy vào trang dolab.gov.vn và tra tại mục các danh sách doanh nghiệp xuất khẩu lao động để đối chiếu.

Thông tin TQCHR trên website của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab)

Lưu ý: khi tra thông tin bạn vui lòng gõ đúng “TQC” vì đây là tên đăng ký kinh doanh. Địa chỉ 106 Hoàng Quốc Viết Cầu Giấy Hà Nội

Ngoài ra, hãy tham khảo thêm thông tin từ người thân, bạn bè, báo chí,… đặc biệt là những người đã từng tham gia chương trình.

(*) Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm các bài viết những điều cần biết về xuất khẩu lao động tại đây

 

 

Xem các đơn hàng khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0243 756 7666